Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Binh thư yếu lược

Binh thư yếu lược.

Hiệu đính: Đào Duy Anh
Nhà xuất bản: Khoa học xã hội Hà Nội 
Năm xuất bản: 1977


Quyển 1
I: Thiên tượng (Hình tượng của trời) (1)
Sách Võ bị chí (2):

Gặp khi đất trời mịt mờ tối tăm, gió thổi cát mù, cờ xí không cắm được, chiên trống không nghe được thì không nên ra quân. Nếu có quân giặc nhân khi tối tăm mà đem kỵ binh mạnh đến đánh, ta phải ra lệnh, nhắc đi nhắc lại, ước thúc ba quân, Bền giữ đinh trận, không được rối động, chỉ lấy lá chắn để đỡ tên đạn, dùng cung khỏe, nỏ cứng, cứ ngồi mà bắn, chờ khi quân định trễ tràng thì đem quân nhanh mạnh, nhân lúc rối loạn không ngờ, ngầm cho hậu quân đón chặn con đường yếu hại địch dùng mà tới để đánh thì có thể bắt được ngay.

   Gặp khi trời đất gió mưa đen tối mịt mờ bốn bể, thì không nên tiến quân, không nên hành dinh, cứ bền giữ dinh trại, phòng quân sỹ sinh biến và phòng giặc ngoài đến đánh.
   
             
             (1): Chương này phần nhiều nói đến những điều hoang đường mê tín về thiên văn xưa, chúng tôi bỏ không dịch, chỉ dịch một mục trích ở sách Võ Bị Chí chép về thời tiết mà thôi.
   (2): Võ bị chí: Tác phẩm của Mao Nguyên Nghi đời Minh, 19 quyển. Xem Võ bị chế thắng chí, quyển 6, chương “Thẩm thời”


Gặp khi gió to mưa lớn, rét lớn, nắng lớn, không nên cho quân đi đánh, phải nên vỗ về quân sỹ mà bền giữ dinh trại. Tất nhiên giặc cũng chẳng ra quân. Nếu quân ta đi đường thình lình thấy giặc, thì nên gấp đóng dinh trại, đợi cho nó ngày chiều thế kém mà dùng kế sách khác. Sách Tam lược nói: Xét tính thiên thời, rình chỗ sơ hở.
   Gặp khi tuyết lớn bay mù, trong khoảng trăm bước mà chẳng trông thấy người ngựa, địch hay đặt quân kỳ (1) quân phục ở nơi đường hiểm để đánh vào chỗ ta không ngờ. Nếu ta cho tướng nhỏ ra ứng đối thì nó giả thua chạy, mong ta đuổi đánh, để dẫn ta vào chỗ phục binh. Nếu ta thấy cơ trời như thế, thì nên sớm sai 5,7 viên tướng nhỏ, vài mươi đội kỵ giỏi, chờ giặc từ tả hữu trước sau đem quân đến nhử ta, nếu giặc dùng quân kỵ giỏi để xung đột quân ta, thì ta cho ngay hai viên tướng ra sau quân, bàn định thăm dò, cho quân và ngựa đi quanh quất tìm xét, liệu tính đường về của giặc, rồi nhắm các nơi hiểm ải, dò thăm xem có phục binh hay không, nếu có thì nên chia binh ra làm hai ba nơi thay đổi nhau mà đánh, như thế thì chúng phải thua  chạy, mà kẻ đến đánh ta trước kia đầu đuôi không thấy được nhau. Quân ta đã đuổi quân phục của địch, dùng binh giỏi lộn lại làm quân đón triệt, thì bọn giặc đến để đánh ta đó không biết quân phục ở chỗ kia hiện đã tan chạy. Vả quân ta đã sai kỵ binh giỏi đến, một đạo tiến, một đạo lùi, thay đổi nhau đuổi đánh, chờ khi nó vào nơi có quân phục của ta thì đầu đuôi cùng ứng, có thể bắt gọn cả quân. Đấy là nói đại khái, chứ hoàn toàn là phải biến…

(1): Quân lẻ để đánh thình lình

  ....thông ở lúc lâm thời, để đối phó trong lúc hoãn cấp. Còn như người Khiết đơn thì không thế. Thấy có tuyết lớn thổi mù thì cung cứng, ngựa mạnh, người khỏe họ coi là thường không việc gì mà cứ đi săn bắn, huống chi trong lúc hai quân đánh nhau thì ta nhân đó mà thắng sao được? Họ ở phía Tam Quan (1), phía bắc Đại Hà (2), trong khoảng Tức ký (3), đất phẳng như đá mài, quân lính tiện được đường rộng, sau khi tuyết lớn, họ biết rằng quân bộ của ta khó tiến, họ bèn dùng mưu lạ, đặt nhiều kỵ giỏi ở trước sau tả hữu dinh lũy của ta, khêu nhử quân ta, hoặc dùng kỵ giỏi đi đi lại lại xông đánh quân ta, hòng quân ta ra thì chia quân tản ra bốn phía để đầu đuôi đánh lại, một mặt đánh dinh trại ta, một mặt chặn lương thảo ta, khiến cho quân ta đầu đuôi không cứu được nhau. Như thế thì quân ta bền giữ chẳng đi, đợi cho quân họ xông lại thì ta mới dùng cung khỏe, nỏ cứng và nỏ bàn (4), một cái trên, một cái dưới mà bắn ra. Giặc đã mất thế thì không còn ý chí chiến đấu nữa. Có thể bắt gọn cả quân.
   Gặp cơn gió to, thổi bay bụi cát, không nên tiến binh đi đánh. Như đương ở giữa đường thì nên dừng chân mà tìm nơi thuận tiện yên nghỉ. Như đường trước gặp quân phục đón chặn, hay có trận lớn, thì đó là cái điểm trời chưa thuận vậy. Như gặp lúc đương ở dinh dã thì nên ra lệnh dặn đi dặn lại ba quân bền giữ dinh
   
   (1): Ba cửa quan ở phía Bắc Trung Quốc: Cửa Nhạn môn, Cửa Vũ Ninh, Cửa Thiên đầu
   (2): Tức sông Hoàng Hà
   (3): Tức là khoảng tỉnh Hà Nam, Ký là khoảng tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc.
   (4): Nỏ bản: Nỏ lớn đặt lên bệ mà bắn một phát nhiều tên


..trại, phòng quân giặc nhân gió thuận mà đến để dò hoặc cướp, xông đánh trại ta. Như lúc trận quân vừa mới bố trí mà thấy có gió thì cũng không nên đánh, phải bền giữ.
     Khi hành quân ở đường hay đương ở dinh mà gặp có gió to mưa to, tuyết lớn mù lớn, mờ tối không thể tiến quân để đánh, thì nên vỗ về quân sĩ, cố giữ là hơn.

Nguồn:http://www.quansuvn.net/index.php?topic=206.0

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét